Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
02-12-2012, 05:11 AM (Được chỉnh sửa: 02-12-2012 05:13 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường, là một nhóm các bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng đường máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc cả hai trong cơ thể người bệnh.

Đây là một căn bệnh mạn tính, phổ biến, dễ mắc phải và điều trị tốn kém. Nó ảnh hưởng đến hàng triệu người, cả nam lẫn nữ, ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ văn hóa. Gánh nặng bệnh tật do tiểu đường đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển – nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân.
Bệnh tiểu đường nếu bị phát hiện muộn hoặc kiểm soát kém sẽ gây ra các biến chứng cấp tính và mạn tính. Các bài viết dưới đây bàn vể hai loại biến chứng này

LÀM SAO TRÁNH VÀ NGỪA

Bệnh tiểu đường có hai loại biến chứng là biến chứng cấp tính và mãn tính. Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, dễ đe doạ mạng sống của người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời

1- CHỨNG TĂNG GLUCOZ - HUYẾT(hyperglycemia) với bệnh tiểu đường

Đuờng-huyết cao—hay theo từ chuyên môn tăng glucoz-huyết (hyperglycemia)—có thể xẫy ra khi mức đường trong máu ở mức quá cao--điển hình là trên 180mg/dL-- trong một thời gian quá lâu. Đường huyết cao là chỉ dấu cho biết cơ thể không có đủ insulin. Điều này có thể xẩy ra nếu bệnh nhân quên không uống thuốc tiểu đường, ăn quá nhiều, hay thiếu vận động. Ngoài ra, nhiễm khuẩn, đau ốm, thượng tích, giải phẫu hoặc stress cũng có thể làm glucoz-huyết tăng tới mức độ có hại

Triệu chứng:

· Khát nước nhiều
· Mệt mỏi
· Tiểu tiện nhiều
· Mắt mờ
· Buồn nôn
· Nhiễm khuẩn thường hơn
· Vết thương chậm lành
· Giảm cân không rõ nguyên nhân

CÁCH TRỊ LIỆU TẠM

· Cho bệnh nhân uống thật nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước (và để giữ cho đường-huyết không vượt ra ngoài tầm kiểm soàt dẫn đến tình trạng cấp cứu).
· Nếu mức glucoz huyết trên 250 mg/dL , thì phải thử nước tiểu của bệnh nhân để đo mức ketone, acid này được tạo thành trong cơ thể và dẫn đến những triệu chứng như nói ở trên có tiềm năng đe dọa tính mạng
· Nếu số đo glucoz-huyết thường xuyên cao hơn mức mong muốn thì bệnh nhân có thể phải bắt đầu uống thuốc hay chích insulin.(nếu chưa được chữa trị) . Nếu đang được chữa trị thì có thể bác sĩ phải tăng liều lượng thuốc.

CÁCH PHÒNG NGỪA

Giúp bệnh nhân nhận diện ra những thực phẩm nào kích thích phản ứng làm tăng đường-huyết để tránh ăn hoặc điều chỉnh lại thuốc trị tiểu đường hoặc vận động nhiều hơn
Kiểm soát khẫu phẩn ăn xem bệnh nhân có ăn quá nhiều không. Nếu cẩn phải nhờ tới chuyên viên dinh dưỡng xác đinh xem đuởng huyết lên có phải vì ăn quá nhiều không
Lượng định lại chượng trình hoạt động của bệnh nhân xem nguyên nnhân có phải vì thiếu vận động hoặc vì thời điểm tập không thích ứng
Kiểm tra xem bệnh nhân có quên không uống đủ thuốc không. Nếu bênh nhân dùng insulin thì phải xem thuốc có bị hư không và chích có đủ liều lượng không
Chùi sạch máy do glucoz-huyết và kiễm tra xem máy còn chạy tốt hay không. Các giấy thử máu phải còn trong thời hạn sử dụng và được hiệu chuẩn theo máy. Duyệt lại kỹ thuật thử máu với chuyên viên y tế để bảo đảm độ chính xác của các số đo
Nếu glucoz huyết của bệnh nhân thuờng hay lên cao hoặc bệnh nhân thường hay có các triệu chúng đường huyết cao thì cần phải thảo luận với bác sĩ để xem có phải thay đổi thuốc, chế độ ăn uống hoặc khía cạnh khác của chế độ tự chăm sóc hay không

2- Chứng giảm glucoz-huyết (hypoglycemia) với bệnh tiểu đường

Sự cố này xẩy ra khi mức đường trong máu bệnh nhân xuống quá thấp--điễn hình là dưới 70mg/dL—không đủ để cung cấp năng lưọng cần thiết cho cơ thể hoat động. Những cao niên bị tiểu đường loại 2 dễ bị chứng giảm glucoz-huyết này hơn là những bệnh nhân tiểu đường khác và có khả năng chiụ nhiều hậu quả cũa các biến chứng của bệnh này hơn như tai nạn trong khi lái xe hay thương tật vì té ngà

Chứng bệnh này có thể đươc khắc phục nhanh chóng khi được biết sớm. Nếu không chữa trị, chứng đường huyết thấp này có thể dẫn tới bất tỉnh. Chứng bệnh này—đôi khi được xem là phản ứng insulin—có thể xẩy ra bất chợt và có thể là hậu quả của việc dùng một số thuốc tiểu đường nhằm kiễm soát mức đường huyết như sulfonylureas. Thêm vào đó, đôi khi thuốc dùng để tri những bệnh khác cũng có thể làm mức đường huyết tụt xuống mức thấp không lành mạnh—giống như rượu vậy

CÁC TRIỆU CHỨNG

· Đói bụng
· Kích động hay run rẩy
· Đổ mồ hôi
· Nhip tim nhanh
· Chóng mặt, lâng lâng hoặc đau đầu
· Buồn ngủ
· Lẫn hay chú ý khó khăn
· Nói khó khăn
· Lo âu, đuối sức, dễ bị kích thích
· Tâm trạng thay đối bất chợt như tư nhiên la lên hay có hành vi tượng phản
· Cử động vụng về hay ngớ ngẩn, thiếu kết hợp
· Da tái nhợt

Nếu sư cố xẩy ra trong khi bệnh nhân đang ngủ thì người này có thể

· La lớn hay có có ác mộng
· Thấy quần áo và khăn trài giuởng đẫm mồ hôi khi tỉnh giấc
· Cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc rối trí khi tỉng giấc

CÁCH CHỬA TRỊ TẠM THỜI

Thường ra,chúng giảm glucoz-huyết có thể đuơc giải quyết bằng cách cho bệnh nhân uống một hỗn hợp nhiều đường pha nhanh như

· 3 tới 4 viên glucoz

· 1 khẩu phần keo glucoz(glucose gel)

· ½ cup (4 ounces) nước ép trái cây

· 1 cup (8 ounces) sữa]

· 1 hay 2 muỗng nhỏ đường hay mật ong

· 5 tới 6 viên kẹo cứng
[Hình: attachment.php?aid=3618]
Sau đó theo qui luật 15-15 sau đây: Sau 15 phút, kiểm tra lại mức đường huyết của bệnh nhân đễ chắc chằn là số đo bằng hay hơn 70. Nếu không, hãy cho bệnh nhân ăn hoặc uống một thức ăn hay đồ uống quánh đặc carbohydrate như một trong những thứ ghi ở trên đây; mỗi thứ chứa khoảng 15 gram carbohydrate. Ngay cả khi mức đường huyết tăng lên trở lại và nếu còn một tiếng dổng hồ hoặc hơn mới tới bữa ăn thì cũng nên cho bệnh nhân dùng snack có nhiều carbohydrate và protein như miếng bánh bơ đậu phộng hoặc nửa miếng xăng-huýt thịt gà tây

Nếu bệnh nhân bị bất tỉnh hay không nuốt được, thì có thể cần phải chích một mũi glucagon, loại hormone làm tăng nhanh glucoz-huyết. Trong khi đó, phải có người gọi cấp cứu 911

PHÒNG NGỪA

· Thuờng ra một bệnh nhân có thể giữ cho đường huyết không giàm thấp bằng cách dùng bữa và ăn snack đều đặn
· Bệnh nhân phải đo đường huyết đều đặn để xem có ở mức mong muốn hay không.
· Nếu bệnh nhân uống thuốc tiểu đường có thể gây bệnh giảm glucoz-huyết thì luôn luôn phải mang theo thức ăn đồ uống cứu cấp và mang thẻ nhận diện trên cổ tay
· Bệnh nhân phải uống thuốc tiểu đường theo chỉ dẫn và đúng giờ
· Nêu bác sị cho phép bệnh nhân chích glucagon khi có trường hợp khẩn cấp đường-huyết xuống thấp thì cần phải dự trữ thuốc này ở nhà, trong xe hay chổ nào bệnh nhân thường hay có mặt.
· Nếu bệnh nhân thường hay có mức glucoz-huyết thấp hay những triệu chứng đường huyết thấp thỉ cần phải thảo luận với bác sĩ đễ quyết đinh xem có cẩn thay đổi thuốc, chế độ ăn uống hay chượng trình trị liêu nào khác hay không
· Đôi khi đường-huyết xuống thấp không có lý do rõ ràng ngay cả khi bênh nhân đã cố gắng kiểm soát. Những trưởng hợp này không tránh được nhưng có thể chữa trị để không trở thành tồi tệ hơn

CHỨNG GIẢM GLUCOZ- HUYẾT ĐẾN KHÔNG HAY BIẾT với bệnh tiểu dường

Đây là trường hợp giảm đường-huyết xẫy ra mà không có triệu chứng gì hoặc bệnh nhân không có thể nhận ra các dấu hiệu cảnh báo trước. Trong những ca này, bênh nhân có thể bất tỉnh mà chẳng hề có triệu chứng gì.
Chứng bệnh cấp tính này xẩy ra thông thường hơn cho những ngưởi bị tiểu đường lâu năm và những cao niên. Lý do là vì khoảng năm năm sau khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán thì các triệu chứng đường-huyết thấp có khuynh hướng phai mờ đi. Sau 20 năm bị tiểu đường, những triệu chứng này đôi khi khó mà nhận ra, hoặc chỉ xuất hiện khi mức glucoz-huyết đã quá thấp từ lâu đến nỗi bệnh nhân không thể tự chữa được. Điều này cũng dễ xẩy ra hơn nếu bệnh nhân bị tổn thương thần kinh hoặc uống một vài loại thuốc về tim hay huyết áp

TRIỆU CHƯNG

[Hình: attachment.php?aid=3619]
· Thường ra không có triệu chứng
· Đôi khi các dấu hiệu về thể chất và hành vi cũa chứng bệnh này không hiển nhiên, nhưng bệnh nhận vẫn có thể biễu hiện những dấu hiệu về tinh thần như khó tập trung, nói khó khăn, suy nghĩ chậm chạp, hay thiếu phối hợp

CÁCH CHỬA

· Nếu bệnh nhân bất tỉnh gọi cấp cứu
· Nếu bệnh nhân bất tỉnh hay không nuốt được, và nếu bệnh nhân có mang theo thuốc chích cấp cứu glucagon thì cần phải chích ngay
· Nếu không, hãy liên lạc với bác sĩ chính của bệnh nhân và điều trị như cho bệnh giảm glucoz- huyết

Cách phòng ngừa

· Hãy để ý tới các chỉ dấu tinh thần của chứng giảm huyết áp của bệnh nhân và cho bệnh nhân biết để họ có thể nằm vững tình trạng bệnh của mình
· Kiểm tra xem bệnh nhân có đo glucoz-huyết một cách thuờng xuyên hay không

( dự theo How to Avoid Acute Diabetes Complications – Sarah Henry- 11/2012 )


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (02-12-2012 10:06 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS