Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NGƯỜI SÀI GÒN
19-08-2015, 10:25 AM
Bài viết: #1
NGƯỜI SÀI GÒN
NGƯỜI SÀI GÒN

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y. Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi. Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống không.

Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm, cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám, vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ. Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thỉnh thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại. Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn, chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu.

Chỉ có nải chuối, cho thấy tính cách người Sài Gòn.

Cuộc sống không thẳng tắp. Bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ kiếm tiền. Cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã muốn hụt hơi. Thế nhưng vẫn ráng vì trong túi không còn tiền. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh (đường Nguyễn Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu: Xích lô !

Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: Anh chị đi đâu ?

-Cho ra Bến xe Miền Tây. Nhiêu ?

Dân miền Đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết Bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. Thôi đành chơi trò may rủi: Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho.

Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên. Người con trai nói: -15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi tui chỉ đường.

Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người. Xuống giọng: -Em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm đi xe khác giùm.

Ai ngờ người con trai ngoái đầu lại: -Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà !

Thế là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền. Không phải 15 đồng mà tới 20 đồng.

Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy !

Người Sài Gòn tốt bụng, chia xẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu. Già trẻ, lớn bé, gặp ai hỏi người ta cũng chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm. Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Đôi khi, kèm theo một câu đùa, câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây: "Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường. Hỏi hoài mệt quá !"

Đi xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị chặt chém, vẽ vời. Đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết khách ở đâu, có trả hay không. Với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.

Ở Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí.
Và bình nước này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn.
Có người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống, hay nhét lại cái ví sâu vào túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn !.

NHỊ NGUYÊN


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (20-08-2015 03:39 PM)
20-08-2015, 09:44 AM (Được chỉnh sửa: 21-08-2015 08:41 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: NGƯỜI SÀI GÒN
MỘT CÂU CHUYỆN VỚI THỜI GIAN XA NHƯNG VẪN CÒN ĐIỂM ĐÚNG NÀO ĐÓ Ở NHỬNG NGƯỜI SAIGON TRƯỚC 75. ngày nay những chuyện hay vẫn tiếp nhưng chuyện xấu thì càng tệ và càng tăng theo cấp số nhân.

VÀ XIN ĐƯA RA MỘT VÀI LIÊN QUAN VỀ CÁI TỆ

Câu chuyện nhà vệ sinh vốn là câu chuyện dài nhiều tập. Từ một dạo rất lâu, trên các nẻo đường của thành phố xuất hiện nhiều nhà vệ sinh công cộng. Ở những vị trí không xây dựng kiên cố được bố trí bằng những nhà vệ sinh lưu động. Những nhà vệ sinh này không đơn thuần chỉ làm nhiệm vụ phục vụ nhu cầu vệ sinh của người đi đường mà còn kiêm thêm kinh doanh nhỏ lẻ như bán báo, nước giải khát.

[Hình: attachment.php?aid=11533]
Một nhà vệ sinh cũ trên đường Nguyễn Văn Cừ (Q. 5).

So với dân số của thành phố gần 10 triệu người thì con số nhà vệ sinh như thế cũng chẳng thấm vào đâu. Vậy mà thay vì phát triển, đến nay số lượng nhà vệ sinh đã giảm đi rất nhiều.

Những hành vi "đái đường" lâu nay bị dư luận các giới lên án gay gắt. Ở những chỗ trống trải thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những dòng chữ đề nghị mọi người không nên phóng uế nhưng cũng tại những chỗ đó mùi khai, hôi xông lên nồng nặc.

Một buổi sáng, bạn thử đi dạo quanh 2 bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cây xanh tỏa bóng mát. Cỏ mượt bên những cành hoa rực rỡ. Dưới kênh dòng nước đã trong và mùi hôi không còn. Bạn sẽ thích thú dạo chơi. Như thế thì còn gì bằng. Nhưng nếu trong cơ thể bạn, bộ phận bài tiết đang thôi thúc bạn sẽ vô cùng khó xử. Tìm đâu ra một nhà vệ sinh công cộng trong suốt chiều dài 14km của cả 2 bờ kênh? Đàn ông thì có thể "giải thoát muộn phiền" nhờ vào những hàng dâm bụt nhưng phụ nữ thì biết đi vào đâu?

[Hình: attachment.php?aid=11532]
Hai bờ kênh Nhiêu Lộc có tổng chiều dài 14km nhưng không hề có một nhà vệ sinh công cộng nào.

Câu chuyện nhà vệ sinh ở chợ Bến Thành được trang bị máy lạnh và nhạc để phục vụ người đi đường là một việc làm xa xỉ. Hiện nay, nhu cầu của mọi người không phải là máy lạnh và nhạc. Họ chỉ cần nhà vệ sinh sạch sẽ và được trải đều khắp các nẻo đường trong thành phố.

Gần đây, có 2 nhà vệ sinh ở 2 đầu công viên Lê Văn Tám (Q.1) đã làm cho nhiều người hài lòng. Khách vào phải để giày dép bên ngoài và mang dép riêng của nhà vệ sinh. Bên trong bồn tiểu, cầu tiêu sạch sẽ bóng loáng. Mùi hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng. Khách rất thoải mái trút bỏ những phiền lụy trong lòng mà không tốn một khoản phí nào. Chỉ cần có những nhà vệ sinh như thế hiện diện trên khắp các nẻo đường trong thành phố là bà con mãn nguyện lắm rồi.

[Hình: attachment.php?aid=11531]
Nhà vệ sinh ở công viên Lê Văn Tám khang trang sạch sẽ. Mô hình này nếu được nhân rộng còn có hiệu quả hơn cài nhạc và máy lạnh cho nhà vệ sinh chợ Bến Thành.

Việc nhà vệ sinh thì thế, còn chuyện RÁC thì sao? Đó cũng là một vấn nạn làm đau đầu nhiều người. Cả TP.HCM rộng lớn như thế, đi đâu cũng gặp rác. Người lớn hồn nhiên vứt rác ra đường. Trẻ con vô tư xả rác. Hình ảnh một cô hoặc cậu học sinh vừa uống xong chai nước liền quăng ngay vỏ chai xuống đường là hình ảnh không khó tìm thấy trên đường.

Xả rác là do ý thức. Trong trường học bây giờ có lẽ không còn giáo dục trẻ con ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh và mỹ quan đường phố. Hầu như trai gái, già trẻ lớn bé gì trong thành phố này ít nhất cũng có vài lần xả rác ngoài đường. Nhưng rồi thì đối với những người có ý thức, việc tìm một thùng rác trên đường phố cũng là một vấn đề nan giải. Cuối cùng, ý thức hay không ý thức đều như nhau: chấp nhận xả rác như một chuyện đương nhiên.

Thế đó. Trong lúc các ngành các cấp dồn nhiều nỗ lực vào các công trình to lớn với những qui mô hoành tráng thì một nhà vệ sinh, một bô rác lại không được ai quan tâm. Nghịch lý này đến bao giờ mới được giải quyết?


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (20-08-2015 03:39 PM), baothai (21-08-2015 05:04 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS