Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN
12-10-2014, 09:14 AM
Bài viết: #1
TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN
MỘT BÀI THƠ TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN của
Trần Tế Xương




DẠI KHÔN




Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Này kẻ nên khôn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn

(Trần Tế Xương)



Bài thơ Đường này rất độc đáo là vần của bài thơ chỉ một từ “khôn”. Đó là dụng ý của tác giả mà rất hay về ý nghĩa triết lý chuyện dại khôn trên đời. Tác giả Trần Tế Xương đã gói gọn trong tám câu thơ rất dễ hiểu về quan niệm dại khôn thế nào cho đúng và phải biết mình, biết người. Cần nhớ rằng, không thể chỉ biết mình khôn, còn người ta dại và ngược lại, không để mình cứ khôn mãi, còn người ta thì dại hoài! Đồng thời mọi người phải biết đối nhân xử thế dại khôn cho hợp lý mới xứng đáng là người biết dại khôn. Điều này không phải dễ! Không phải ai cũng làm được! Phải chú ý rút kinh nghiệm và chịu khó học hỏi trong thực tế cuộc sống mới có thể vận dụng dại khôn thành công.



Nguyễn Hồng Trân sưu tầm & giới thiệu



DẠI KHÔN


Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm



Ở đời có dại mới nên khôn

Chớ dại ngu si, chớ quá khôn

Khôn được ích mình đừng để dại

Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn

Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn

Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại

Gặp thời dại cũng hoá nên khôn .



Và xin giới thiệu bài: Luận về Dại – Khôn

Tôi đã từng đọc đâu đó câu nói: “cái khôn của con người không phải tính bằng việc hơn thua bao nhiêu tuổi mà nó nhìn xoáy vào chiều sâu cảm nhận của mỗi người, cách nhìn sự việc và xử sự nơi cuộc sống. Có những kẻ sống gần trăm năm mà tưởng chừng như đã chết từ thuở lọt lòng”. Tôi không nhớ chính xác câu châm ngôn này nhưng quả thật nó ám ảnh tôi rất nhiều. Vì tôi cho rằng bất cứ ai cũng không muốn mình trở thành người dại. Nhưng để biết thế nào là “khôn” thì chẳng dễ dàng gì. Và sự ám ảnh trên không phải vì muốn thể hiện mình … “khôn” mà cốt chỉ cố tránh sao cho đừng có “dại” nghĩa là lại lấp lửng ở cái khoản “dại và khôn” .





“Những kẻ quá khôn thường giả dại” tôi thật sự tâm đắc câu này. Có nhiều người phát ngôn tưởng chừng ngô nghê lắm nhưng nếu để ý kỹ mới thấy lời nói của họ thâm thúy và sâu sắc đến cỡ nào. Dạng này tôi bái phục, ngưỡng mộ lắm nha. Tôi có đọc một câu chuyện nhỏ ở đâu đó thế này: có cậu bé là một học sinh rất giản dị, chất phác, đã có lần đội mũ rách đi trên phố, gặp một người qua đường muốn trêu ghẹo cậu: “Thứ đồ chơi bọc bên ngoài cái đầu của cậu là gì vậy? Có thể gọi là mũ được không?”. Cậu liền đáp lại ngay một cách nhã nhặn: “Thế thứ đồ chơi dưới mũ của anh là gì vậy? Có thể gọi đó là cái đầu được không?”. Bạn nhớ nhé nếu sau này muốn trêu ai thì cũng nên cẩn thận ..

Khôn dại - dại khôn cứ hư hư thực thực chẳng biết đâu mà lần. Nếu chúng ta đã sinh là con người bình thường (nhân tài thì tôi không biết) thì tất nhiên sẽ có lúc khôn lẫn dại. Tôi cũng chỉ mong mình biết khôn đúng nơi và dại đúng chỗ là được . “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại - dại chốn văn chương ấy dại khôn” đúng là bậc tiền bối dạy chí phải .

BBT sưu tầm & giới thiệu để cùng tham khảo .




Nguồn trên Net


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (13-10-2014 04:36 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS