Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
VẢI THIỀU
26-06-2013, 03:35 PM (Được chỉnh sửa: 26-06-2013 03:39 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
VẢI THIỀU
Mùa vải thiều rộ , mời bà con xem qua.

[Hình: attachment.php?aid=6141]

Nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông Lục Ngạn là một huyện miền núi được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Khuôn Thần, Cấm Sơn, đập Làng Thum… Khí hậu của Lục Ngạn khá ôn hoà với nền nhiệt độ trung bình thấp. Đặc biệt Lục Ngạn còn được biết đến là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng nhất là quả vải thiều.

Từ thành phố Bắc Giang thẳng quốc lộ 31 mất khoảng 1 giờ xe chạy chúng ta đến thị trấn Chũ trung tâm huyện Lục Ngạn. Nếu đến Lục Ngạn vào khoảng tháng 3 bạn sẽ được thưởng thức cảnh trí nên thơ của Lục Ngạn khi hoa vải nở trắng bên những vòm đồi lúp xúp và xa xa thấp thoáng những mái nhà của người dân địa phương. Nhưng vào khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 Lục Ngạn trở nên đông đúc, nhộn nhịp lạ thường bởi vải thiều đã vào mùa thu hoạch. Vào khoảng thời gian này đứng ở bất kỳ đâu trên đất Lục Ngạn phóng tầm mắt ra xa bạn cũng bắt gặp hình ảnh những chùm vải chín mọng đỏ lúc liủ trên cây. Đây cũng là mùa người dân Lục Ngạn bận rộn nhất trong năm. Bởi ở Lục Ngạn nhà ít cũng có vài chục cây vải, nhiều thì hàng trăm, hàng nghìn cây. Mọi người ai nấy đều tập trung cho việc thu hoạch vải thiều và trên những gương mặt mướt mát mồ hôi do lao động vẫn ánh lên những niềm vui được mùa sau một năm lao động vất vả. Hiện toàn huyện Lục Ngạn có khoảng 20.000 ha vải thiều mỗi năm cho sản lượng khoảng từ 60 đến 70 ngìn tấn. Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang được ưa chuộng trong cả nước vì thế vào mùa vải các thương lái từ nhiều tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…đến thu mua. Vải thiều còn được xuất khẩu sang một số nước khác như Trung Quốc, các nước ASEAN và được chế biến thành vải thiều sấy khô, đóng hộp để xuất khẩu và phục vụ người yêu thích vải thiều có thể được thưởng thức quanh năm. Vào thời điểm này tại Lục Ngạn đã có rất nhiều đại lý thu mua vải thiều của người dân địa phương được hình thành tại các điểm tại thị trấn Chũ, xã Phượng Sơn, Quí Sơn, Trù Hựu…. Các đại lý này sẽ mua gom vải của người dân trên địa bàn rồi ký hợp đồng bán lại cho các thương lái từ nơi khác đến.
Vải thiều được trồng ở Lục Ngạn khoảng vào những năm 90 của thế kỷ trước bởi những người nông dân quê gốc Hải Dương. Với sự cần mẫn hay lam hay làm người dân Lục Ngạn đã biến những vùng đồi khô cằn trước đây thành những đồi vải bạt ngàn mang lại sự no ấm cho những người trồng vải. Cây vải ở Thanh Hà vốn đã thơm ngon nổi tiếng lại được trồng ở vùng đồi đất đỏ pha lẫn sỏi trong vùng khí hậu ôn hoà của Lục Ngạn đã tạo thành một thứ quả ngon ngọt khiến người thưởng thức mê ly. Có thể nói mức độ thơm ngon của vải thiều đã vượt qua vải Thanh Hà và dành được rất nhiều cảm tình của người sành hoa quả trong cũng như ngoài nước. Quả vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ cùi dày khi ăn vải thiều có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm và muốn mua thật nhiều để làm quà cho người thân.

Trong chuyến hành trình đến Lục Ngạn thăm vùng đất và thưởng thức vị thơm ngon vải thiều nổi tiếng có thể đến thăm hồ Khuôn Thần nằm cách thị trấn Chũ 10km. Hồ Khuôn Thần rộng 240 ha với nhiều đảo nổi có vẻ đẹp thanh bình, khí hậu mát mẻ được bao bọc bởi những đồi thông xanh tốt quanh năm. Tại Khuôn Thần có thể dạo chơi trên hồ bằng những chiếc thuyền nhỏ và đến thăm các trang trại của người dân địa phương. Từ thị trấn Chũ cũng có thể đi thêm hơn 35 km nữa đến hồ Cấm Sơn, đi thăm trại nuôi cá nước lạnh, cắm trại trên đảo .

XEM THÊM

Vải thiều hay còn có tên Lệ Chi là loại quả vải nổi tiếng ở Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang). Vải thiều Thanh Hà đã được UBND huyện Thanh Hà, Sở khoa học Công nghệ Hải Dương tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm này lên Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó, vải thiều Thanh Hà sẽ là một trong số ít sản phẩm nổi tiếng như: chè xanh Mộc Châu, cà phê Buôn Mê Thuột, nước mắm Phú Quốc…, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến thời điểm hiện tại ở VN.

Vải thiều có nguồn gốc Trung Quốc do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương[cần dẫn nguồn]. Cây vải tổ do ông trồng hiện có độ tuổi khoảng 150 năm. Dân địa phương đã nhân giống từ cây này. Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác...

Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú.

Hiện tại, ở Việt Nam thì chỉ có 2 huyện trồng nhiều vải nhất đó là Huyện Thanh Hà - Hải Dương (nguồn ngốc trồng cây vải Thiều đầu tiên ở Việt Nam), và Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang. Tuy sản lượng ở Lục Ngạn Bắc Giang nhiều hơn, nhưng vải ở Thanh Hà quả vẫn to, ngọt, và giá bán tại gốc cao hơn ...

Ở Châu Á thì Ấn Độ, và Trung Quốc cũng có loại vải Thiều này. Nhưng họ cũng chưa xuất khẩu được là bao. Nhưng về cạnh tranh thì chắc chắn ta thua họ ở khâu đóng gói, bảo quản sản phẩm.

Hàng năm, ở Thanh Hà thu hoạch khoảng 30.000 tấn đến 50.000 tấn vải mỗi năm. và khoảng 30% là để sấy khô (có năm, vì vải ế, nên tỉ lệ này lớn hơn) còn lại là bán tươi.

Hàng năm ở Lục Nam và Lục Ngạn, Bắc Giang lượng vải còn lớn hơn so với ở Thanh Hà rất nhiều, ước tính là 500.000 tấn / năm. Tuy nhiên, vì chất lượng vải thiều ở đây ngon hơn ở các nơi khác nên chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc dưới dạng tiểu ngạch, hàng tươi bảo quản trong thùng xốp và bọc nước đá ở bên trong.

Khoảng thời gian thu hoạch vải thiều thường ngắn, khoảng 2 tuần. Do vậy công nghệ bảo quản rất quan trọng. Có 02 phương pháp bảo quản chính:

1. Phương pháp sấy khô thủ công: Cho ra những quả vải sấy, thường dùng làm thuốc hoặc mứt. Tuy nhiên đã ít sử dụng. 2.Phương pháp bảo quản tươi đông lạnh: Vải tươi bó từng chùm nhúng vào nước thùng nước đá cây ngâm khoảng 5 phút cho lạnh, bỏ vào thùng xốp loại 15,25 và 30 kg, bỏ nước đá bọc trong túi ni long ở giữa, xếp vải xung quanh. Ngoài ra có thể dùng chăn ẩm,màng mút tẩm nước lạnh bọc ngoài lớp nilon đá tránh để vải tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh đề phòng vải bị thâm. Với cách bảo quản mới, ở Lục Ngạn đã gần như loại bỏ phương pháp sấy khô vải, mà chuyển sang cung cấp vải tươi bằng cách : Đóng thùng xốp cách nhiệt, túi bóng, trong đó là đá lạnh bảo ôn, có thể giữ vải thiều tươi ngon trong khoảng 10 ngày kể từ ngày thu hoạch. Ngày nay, chỉ những vải rụng, vải ế, vải không đủ chất lượng hàng tươi thì mới được đưa vào sấy vải mà thôi.

[Hình: attachment.php?aid=6143]


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-06-2013 10:21 PM)
26-06-2013, 10:24 PM
Bài viết: #2
RE: VẢI THIỀU
Các gia đình VN tại tiểu bang FL và những vùng đất có khí hậu gần như nhiệt đới cũng trồng rất nhiều vải. Vừa rồi một người bác bạn của Ba đã đem đến cho hai thùng vải cây nhà lá vườn, ăn cũng ngon lắm, không thua gì vải bên mình.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (28-06-2013 12:22 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS